Chuyên mục kỹ thuật điện

Công suất trạm biến áp

Trạm biến áp “Transformer substation – Tram bien ap” là phần hệ thống điện đầu nguồn điện cung cấp cho nhà máy, xí nghiệp hay cao ốc văn phòng vv.. nên việc tính toán lựa chọn công suất Trạm biến áp phù hợp với phụ tải là một công việc cần phải tính toán cẩn trọng để đầu tư trạm biến thế có công suất hợp lý tránh việc lựa chọn trạm biến thế có công suất qúa lớn sẽ làm tăng giá trị đầu tư gây lãng phí và tổn hao điện năng hoặc nếu quá nhỏ sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện và Máy biến thế bị quá tải ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Tính toán công suất Trạm Biến áp “Transformer substation – Tram bien ap” phải dựa trên công suất sử dụng tổng lớn nhất của phụ tải, công suất trạm phải lớn hơn công suất sử dụng cao nhất của phụ tải (công suất đỉnh hoặc công suất max). Như vậy để lựa chọn công suất Trạm biến áp việc cần thiết phải làm là xác định được công suất sử dụng tối đa của phụ tải.

Đối với các phụ tải có sẵn thì việc xác định công suất sử dụng max bằng việc đo lường và vẽ đồ thị phụ tải, đây là cách làm chính xác và đơn giản nhất thường áp dụng cho việc nâng cấp hoặc cải tạo tăng cường công suất cho các trạm biến áp hiện hữu hoặc phát triển phụ tải dựa trên hệ thống cũ hoặc di dời hệ thống cũ.

Đối với các phụ tải xây dựng mới thì việc xác định công suất sử dụng tổng tối đa của phụ tải phải dựa trên sự thống kê và tính toán tương đối phức tạp.

Việc đầu tiên cần phải làm là thống kê phụ tải và phân loại phụ tải, Thống kê phụ tải là kiểm đếm số lượng phụ tải, và các thông số của phụ tải. Phân loại phụ tải là chia nhóm các phụ tải theo đặc thù sử dụng Ví dụ như Phụ tải chiếu sáng , hê thống điều hòa không khí, hệ thống bơm, hệ thống máy sản xuất vv.. việc phân loại nhóm phụ tải là để xác định thời điểm, thời gian sử dụng và xác định các hệ số liên quan đến nhóm phụ tải hệ số đồng thời, hệ số khởi động vv..

Xác định các hệ số liên quan đến phụ tải cần phải xác định bao gồm.

–          Hệ số sử dụng thiết bị Ksd: Hệ số sử dụng là hệ số xác định công suất sử dụng thực tế với công suất đặt của phụ tải. Dây là hệ số rất quan trong trọng việc tính toán vì thông thường công suất sử dụng điện thực tế của phụ tải sẽ thấp hơn so với công suất đặt của phụ tải (ví dụ như bơm nước có công suất 4KW nhưng công suất thực tế sử dụng là 3kW). Hệ số này khác nhau tùy thuộc vào chủng loại phụ tải khác nhau như đèn chiếu sáng, motor điện vv..

–          Hệ số đồng thời của phụ tải Kdt: Hệ số đồng thời là hệ số xác định sự hoạt động đồng thời của nhóm phụ tải. được xác định dựa trên tỷ số của công suất tổng của nhóm phụ tải với tổng công suất các phụ tải của trong nhóm.Hệ số này tùy thuộc vào nhóm phụ tải khác nhau như phụ tải chiếu sáng, dây chuyền dệt may, phụ tải nhóm máy bơm nước vv..

Xác định thời điểm và thời gian hoạt động của phụ tải trong ngày, tháng, mùa hoặc trong năm. Các nhóm phụ tải sẽ có thời điểm và thời gian hoạt động khác nhau theo ngày theo mùa vv.. (ví dụ như đèn chiếu sáng ngoài trời chỉ hoạt động vào ban đêm hay máy lạnh chỉ hoạt động vào mùa nóng vv..)

Trạm biến áp

Sau khi đã thống kê phân loại và xác định được đặc điểm hoạt động của phụ tải tai tiến hành các bước tính toán và vẽ đồ thị phụ tải và xác định công suất sử dụng tối đa của phụ tải , từ đây ta sẽ xác định được công suất trạm biến áp cần phải lắp đặt

Việc xác định công suất trạm biến áp cần phải tính toán dự phòng cho việc phát triển phụ tải trong tương lai, Trạm biến áp là thiết bị lớn có chi phí đầu tư cao vì vậy việc đầu tư “Transformer substation – Tram bien ap” cần thiết phải dự phòng cho việc phát triển phụ tải trong tương lai tránh việc phải đầu tư thêm Trạm Biến Áp hoặc nâng công suất Trạm sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí , việc dự đoán kế hoạch phát triển phụ tải cũng cần phải cân nhắc các yếu tôn hao của máy biến thế vì máy biến thế có công suất càng lớn thì tổn hao càng nhiều.

Bài viết liên quan
Back to top button